WHAT'S NEW?
Loading...

Quản lý dự án BĐS: “Tây” hay “Ta”?

Quản lý dự án BĐS: “Tây” hay “Ta”?


Từ lâu, việc quản lý biệt thự nghỉ dưỡng gần như là “địa hạt” độc quyền của doanh nghiệp ngoại. Điều này dẫn đến chi phí đầu tư tăng cao, lợi nhuận của nhà đầu tư suy giảm.



Trên thực tế, phá vỡ thế độc quyền, nội địa hóa công tác quản lý là một bài toán “cân não” mà không phải doanh nghiệp nào cũng đủ sức giải đến cùng.

Quản lý nước ngoài: Đặt lên bàn cân ưu, nhược điểm


Theo chuyên gia bất động sản Nguyễn Nam Sơn (TP.HCM), các đơn vị quản lý nước ngoài chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong quá trình điều hành nhiều dự án khác nhau.

Tuy nhiên, khi cân nhắc kỹ lưỡng, việc thuê đối tác nước ngoài dẫn tới việc chủ đầu tư chịu cảnh “một cổ đa tròng”. Bởi họ vừa phải chịu chi phí vận hành lẫn chi phí quản lý trên tổng doanh thu, đánh trực tiếp vào lợi nhuận của nhà đầu tư, khiến giá thành đội lên cao hơn, làm giảm tính cạnh tranh.

Thông thường, mức phí được áp dụng là 2% doanh thu và 8% lợi nhuận. Con số này đương nhiên gia tăng trong những năm tiếp theo. Không chỉ thế, một khi có sự thay đổi đơn vị quản lý sẽ gây nên sự xáo trộn, không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm của nhà đầu tư lẫn khách hàng về thương hiệu và dịch vụ.

Điều này giải thích vì sao một số ít Tập đoàn lớn như Vingroup đã quyết định tự vận hành quản lý chuỗi biệt thự nghỉ dưỡng thương hiệu Vinpearl. Trước đó, tập đoàn này hợp tác với các doanh nghiệp ngoại về lĩnh vực quản lý, trong đó có cả việc đào tạo con người gắn với việc xây dựng quy chuẩn cho chuỗi Vinpearl Resort & Villas. Kết quả là sau vài năm, với kinh nghiệm quốc tế tích lũy được, cộng với đội ngũ nhân sự đẳng cấp, Vingroup tiên phong trong việc xây dựng mô hình đầu tư - quản lý khép kín.

Trên thực tế, điều này cho phép chuỗi sản phẩm của Tập đoàn này vừa bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế vừa phù hợp với văn hóa Việt Nam, hài lòng tất cả thành phần khách hàng. Đặc biệt, chi phí quản lý được tiết giảm tối thiểu giúp Vinpearl tăng lợi thế cạnh tranh, bảo đảm lợi nhuận tối đa cho nhà đầu tư. Đó là lý do vì sao Vingroup mạnh dạn cam kết sinh lời tối thiểu 10%/năm cho nhà đầu tư, đồng thời, chia sẻ 85% lợi nhuận từ việc cho thuê lại vào các sản phẩm của hệ thống biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Resort & Villas.

Triển vọng và thách thức chủ đầu tư kiêm quản lý


GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ TNMT chia sẻ, bất động sản nghỉ dưỡng hiện là kênh đầu tư thể hiện khả năng sinh lợi cao và lâu dài. Theo ông, các nhà đầu tư khôn ngoan luôn nhắm đến những dự án có chủ đầu tư tiềm lực tài chính mạnh, bảo đảm triển khai thành công những dự án, tổ hợp dự án lớn, nhất là có kinh nghiệm quản lý dự án.

Chia sẻ tại một cuộc hội thảo, ông Đặng Huy Hải, nguyên Phó TGĐ Khách sạn New World (TP.HCM) cũng cho biết, cái khó nhất trong lĩnh vực này không phải ở việc xây dựng quy trình quản lý mà là bề dày thương hiệu. "Ngày nay, phạm vi cạnh tranh giữa các khách sạn, resort không chỉ gói gọn ở thị trường trong nước mà đã mở rộng ra khu vực. Chẳng hạn, với những đoàn khách kết hợp du lịch với hội nghị (MICE), họ nhìn vào thương hiệu để mua sự yên tâm về chất lượng dịch vụ. Do đó, dịch vụ trong nước cần phải xây dựng được những thương hiệu tạo niềm tin như thế", ông nói.

Về việc xây dựng thương hiệu quản lý, ông Michel Serrano - Tổng GĐ điều hành Công ty Cổ phần Quản lý khách sạn Odyssea cho rằng, các doanh nghiệp trong nước có lợi thế am hiểu khách hàng tại Việt Nam. Đây là lợi thế quan trọng trong quá trình cải tiến dịch vụ và tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất.

Tuy nhiên, đó chỉ mới là điều kiện cần. Điều kiện đủ là phải có đội ngũ nhân sự chất lượng cao, có nhiều kinh nghiệm làm việc với quản lý nước ngoài. Đây chính là rào cản lớn nhất và chỉ có những thương hiệu lớn mới có khả năng “tích hợp” hoàn hảo.
Đến với Vinpearl Phú Quốc, du khách được tận hưởng những tiện ích đẳng cấp nhất như: bể bơi, tennis, phòng gym, phòng trẻ em, khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, vườn thú hoang dã Safari,…

Xét trên quan điểm của các chuyên gia đầu ngành thì hệ thống Vinpearl Resort & Villas thuộc Tập đoàn Vingroup có thể coi là thương hiệu hiếm hoi thỏa mãn được các yếu tố này. Với quy mô tài sản trên 159,3 nghìn tỷ đồng – tương đương hơn 7,1 tỷ USD (tính đến cuối quý II/2016), Tập đoàn Vingroup hiện sở hữu hàng loạt dự án nghỉ dưỡng mang thương hiệu Vinpearl hiện diện ở hầu hết các địa danh nổi tiếng của Việt Nam và là cái tên nổi bật thu hút khách hàng có ý định tìm kiếm giải pháp tài chính trọn đời, sinh lời hiệu quả.

Nguồn: cafef.vn
___________________________________________


0 nhận xét:

Đăng nhận xét